Tuesday, April 29, 2014

Chuyện buồn tháng tư đen


 Câu chuyện dưới đây do tác giả Nguyễn Thuỳ Trang kể lại với đầy đủ tên tuổi và điạ chỉ  của tên Tư Đồng, tác giả một quyển sách, hiện cư ngụ tại TP Mỹ Tho. Ác giả ác báo,rồi sẽ có  ngày  tên này phải trả lời về tôi ác do hắn gây ra trước toà án và lương tâm nhân loại.
LP
  18 HỌC SINH MIỀN NAM BI THẢM SÁTSAU NĂM 1975.
 
Nhân tháng Tư đau buồn, Thùy Trang kể cho các bạn nghe một câu chuyện có thể nói là CHƯA ai biết đến. Câu chuyện được chú ruột Thùy Trang, nguyên là một sĩ quan thuộc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (Việt Cộng) kể lại. 
 
Dĩ nhiên chú của Thùy Trang hiện nay là người tranh đấu, ông đã gia nhập lực lượng Kháng Chiến Phục Quốc từ năm 1998. Hiện nay ở đâu vẫn không liên lạc được. 
...
Câu chuyện thương tâm là 18 học sinh Miền Nam VN rải truyền đơn vào tháng 4 năm 1977, lên án chế độ Cộng Sản tại Ngã Tư Bảy Hiền, tức giao lộ Lê Văn Duyệt-Võ Tánh - Nguyễn Văn Thoại.
 
Các em bị truy bắt và chạy vào khu chợ Nguyễn Văn Thoại (Chợ Tân Bình). Năm (5) em Nam đã bị bộ đội bắn chết tại chỗ và 13 em còn lại, bị bắt đưa vào đồn công an (lúc đó còn gọi là Phường Đội). Tổng cộng có 18 em học sinh, trong đó có 6 nữ và 12 Nam. Số em bị bắt là 7 Nam và 6 Nữ. 
 
Kẻ ra lệnh tàn sát 13 em học sinh chính là Lê Quang Đồng (Tư Đồng), bí danh Tư Cẩm, tác giả của cuốn sách GIA TÀI CỦA TÔI.
 
Lê Quang Đồng (tự Tư Đồng), bí danh Tư Cẩm, sinh năm 1928, hiện cư ngụ tại ấp 3B, xã Đạo Thạnh, TP. Mỹ Tho, ông theo Cộng Sản từ những ngày đầu cuộc 'Cách mạng Tháng 8 năm 1945', vào Đảng CSVN tháng 10 năm 1947, nguyên Phó Văn phòng Thành ủy TP. Hồ Chí Minh, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa- Thông tin, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang. 
 
Sau khi bị bắt giam và bị tra tấn dã man liên tiếp trong gần 2 tuần lễ, cuối cùng thì 13 em đã bị đưa về khu rừng Cao Su ở Chơn Thành để xử bắn. Viên Bộ Đội được lệnh xử tử 13 em là Trung Úy Nguyễn Văn Cừ. 
 
Trung Úy Nguyễn Văn Cừ kể lại câu chuyện cho chú Thùy Trang cùng 2 người bạn nữa, là vào giữa đêm ngày 11 tháng 5 năm 1977, tức gần 2 tuần sau khi các em bị bắt. Trung Úy Nguyễn Văn Cừ đi cùng Lê Quang Đồng và 10 bộ đội trên 2 chiếc xe bít bùng. 
 
Các em bị trói tay, bịt mắt và bị bắt quì gối trước khi hành quyết. Nhìn các em học sinh quá nhỏ, từ tuổi 16-17, Trung Úy Nguyễn Văn Cừ đã khóc, ông đã KHÔNG muốn hành quyết cả em, năn nỉ Tư Đồng cho các em con đường sống, vì các em chưa đủ trí khôn như người lớn.
 
Lê Quang Đồng đã chỉa súng vào đầu Trung Úy Cừ, ra lệnh là nếu không xử bắn thì người bị hành quyết trước tiên sẽ là Trung Úy Nguyễn Văn Cừ.
Sau cuộc hành quyết dã man trên, viên bộ đội Trung Úy Nguyễn Văn Cừ đã xin giải ngũ với lý do bệnh đau bao tử. Trung Úy Nguyễn Văn Cừ sau đó đã nghiện rượu nặng, hằng đêm nằm khóc vì bị ám ảnh triền miên. Ông đã qua đời vì bệnh chai gan một năm sau đó. 
 
Câu chuyện thương đau cho tháng 4, Thùy Trang muốn kể lại cho các bạn nghe để đừng ai còn có tư tưởng là tin vào người Cộng Sản nữa. Đừng nghĩ là CS sẽ ăn năng, hối cải. Họ là những kẻ độc ác, và luôn độc ác. 
Trong số những kẻ độc ác đó, hy vọng còn nhiều chiến sĩ QĐND có tấm lòng như cố Trung Úy Nguyễn Văn Cừ. 


Nguyễn Thùy Trang
 

Friday, April 18, 2014

Đúng là chuyện nghe qua rồi bỏ ở góc nhỏ này của LP.

Tôi chẳng dám khinh quý ngài.

Sáng nay đọc bài của ông Hà Văn Sơn đòi tôi xin lỗi ông ta về chuyện vì tôi nhận định sai lầm về việc ông Đặng Đình Thúy sửa chữ phù mà kết tội không đúng về ông Hà Văn Sơn! Đòi hỏi này chính đáng!
Đây là sơ sót của tôi, ông Hà Văn Sơn nếu không nhắc thì khi tôi nhớ tôi dĩ nhiên cũng phải xin lỗi ông. Tôi chưa kịp nhớ ông đã nhắc đòi!
Tôi đã kết tội ông công khai thì bây giờ tôi cũng công khai xin lỗi ông Hà Văn Sơn về chuyện này!
Tôi nói qua chuyện chữ mạc, chữ phù để cho những người không để ý thấy cái con người của 2 ông Đặng Đình Thúy và Hà Văn Sơn.
Lúc đầu tôi chỉ ra cái chữ mạc sai, ông Đặng Đình Thúy nhất định không nhận sai!
Đến khi thấy tôi bỏ sót, không thấy cái chữ phù vốn cũng sai của ông ta thì ông ta mới nhận mình sai chữ mạc – vì tới lúc này ông ta tìm được lý do trả đũa! Tự chỉ ra thêm 1 cái sai nữa của bản thân ông ta cũng đau lắm chứ, nhưng rồi giống như dầu có bị người ta đánh ông ta cũng phải đánh lại, dầu chỉ cào trầy da của người mới chịu!
Việc này nói lên cái bản chất ăn thua đủ của ông ta! Tới lúc ông ta không cần thiên hạ nghĩ ông ta sai tới 2 lỗi căn bản như vậy! Miễn là đánh lại được người là đủ rồi!
Còn về chuyện Nguyễn Hiến Lê ông nói mọi người nói ông này là học giả mà tôi nói là không phải! Chuyện này giản dị thôi! Bài tôi phê bình Nguyễn Hiến Lê còn đó, có chạy đi đàng nào đâu, nếu có người nào nói rằng tôi phê bình sai thì cứ việc lên tiếng chỉ ra tôi phê bình sai! Chuyện giản dị có thế!
Có viết thì có phê bình! Hà Văn Sơn nói mình giỏi chữ Hán thì ông cứ viết bài trưng ra cái sai của tôi trong Bài tôi phê bình Nguyễn Hiến Lê! Việc cũng giản dị, ngồi không mà nói ai nói không được! Tôi nói ông Nguyễn Hiến Lê sai, tôi đã chứng minh, bây giờ nếu ông Hà Văn Sơn, hay là bất cứ ai, nói tôi phê bình sai thì cứ lên tiếng, có gì phải đôi co luận giải về chuyện này! 
Ông Hà Văn Sơn nói Tứ ThưNgũ Kinh là Kinh thường của người Trung Hoa là ông chẳng biết gì cả mà lớn lối, nổ! Cỡ ông chỉ đọc tới những sách dịch thôi mà lớn lối!
Trong bài trước tôi nói tôi không muốn nói chuyện chữ nghĩa với ông vì ông chỉ đọc tới cuốn Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh, và có hơn nữa cũng chỉ là thêm vài ba cuốn Từ điển, Tự điển Hán Việt khác mà khoác lác không biết ngượng!
Cứ coi đây thiên hạ biết trình độ ông tới đâu rồi, không chờ tới tôi nói ra ai cũng thấy!
Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuốngai hạ mình xuống sẽ được nâng lên!
2 ông Đặng Đình Thúy, Hà Văn Sơn nâng mình lên là muốn được cái 2 ông không có, mà với trình độ hiện giờ của 2 ông cũng không thể có được, đó là mong được người ta gọi mình là học giả!
Thế nhưng, nhìn quanh chẳng thấy ai nói năng chi về điều này cả, cho nên lúc nào các ông cũng cố nổ cho thật to cho mọi người chú ý! 2 ông có biết đâu rằng với 1 trình độ như thế, càng nổ thiên hạ cũng chỉ coi 2 ông như hạng sáng 3 chiều 4 mà thôi!

Ông có tư cách gì mà cấm tôi nói Kinh Phật? Ông nghĩ cái gì ông cũng giỏi hết thì ông cứ lấy Kinh Phật ra nói chuyện, nếu kèm luôn chữ Hán đong trên NET càng tốt!
Tôi lại nói Kinh Phật đây:
Lúc Phật sắp giảng Kinh Pháp Hoa thì trong hàng tứ chúng có 5,000 người nghĩ mình đã chứng Niết bàn, đã rốt ráo diệt, nên lễ Phật mà lui ra, vì nghĩ không còn Pháp nào trên những gì họ đã biết, không còn gì cho họ tu học thêm nữa!
Phật gọi đây là hạng tăng thưng mn, chưa chứng mà cho đã chứng, chưa được mà cho đã được!
Ông Hà Văn Sơn cũng vậy, có được vài bộ Từ điển Hán Việt, dùng mấy cái Software viếtchữ Hán hiện nay người ta dùng hà rầm, ai cũng viết được, thì cứ nghĩ rằng mình đã biết hết rồi, chẳng còn ai giỏi hơn mình! – chẳng khác nào chỉ tra có mấy cuốn Từ điển Anh ViệtViệt Anh, mà nghĩ rằng mình biết hết Anh ngữ rồi, hơn cả những người dùng Từ điển Webster!
Như vậy thì làm sao người ta gọi 2 ông là học giả được? Vì những sách dịch Thi KinhLuận Ngữ…. tiếng Việt 2 ông có người ta cũng  được vậy, cũng đọc được vậy, nào chỉ mỗi 2 ông có, và những chữ Hán người ta cũng viết được như 2 ông vậy – vậy mà 2 ông cứ mong, hòng làm học giả thì đúng là “điên đảo mng tưởng”!
2 ông Đặng Đình Thúy và Hà Văn Sơn muốn làm học giả thì tôi chỉ cho một cách!
Bây giờ, sau mỗi bài viết của 2 ông, hoặc trước hoặc sau tên của 2 ông 2 ông ghi thêm 2 chữ “hgiả”! Chỉ có cách này thôi, người ta không phong thì mình tự phong thôi!

Ông nói ông là người chính khí từng ở tù ở “Cổng Trời”? Ôi, cái chính khí này của ông thì tôi đã biết qua một số Bài viết của một số anh em biệt kích rồi, ông khỏi cần nổcứ lên Netngười ta thấy ngay cái chính khí của ông, ông khỏi cần nổ! Anh em người ta vạch mặt ông với những chứng cứ rành rành đến thế mà ông vẫn nhơn nhơnvác cái mặt lênkhoe khoang không biết xấu hổ!
Ôi, cái chính khí của Hà Văn Sơn nó là như thế! Sao mà nổ to thế!

Tôi nhắc tới tỳ kheo “Thường Bất Khinh”, tôi gọi 2 ông là “ngài”, thì đây không phải là tôi xưng hô với con người khoác lác, hung hăng thô lỗ, mở miệng ra  nổ, là hung hãn chửi người theo cái kiểu dân đầu đường xó chợ của 2 ông đâu!
Tôi gọi ngài đây là tôi xưng hô với cái Phật tính trong ông và ông Đặng Đình Thúy.
Thế mà ông đến không hiểucứ nghĩ rằng tôi sợ ông, phải mềm mỏng với ông, đừng tưởng bở! Kinh Phật thì không hiểu mà ham nổ!
Có khơi dậy cái Phật tính này, rồi theo đúng như lời Kinh dạy mà tu hành, thì sau đó  mới thành Phật được, nhưng trước đó phải là con người tốt đã!
Thế nhưng, càng nói tôi càng thấy 2 ông đã chôn mất cái Phật tính đó – chôn rất sâu mà không rõ đến bao nhiêu hằng hà sa na do tha kiếp mới bới tìm lại được!
Ở bài này, bởi không thấy cái Phật tính đó ở đâu hết cho nên xin miễn cho tôi xưng hô tiếngngài” nữa!
Bài trước tôi cố ý nói Kinh Phật để ông Hà Văn Sơn nổ nghe cho vui – vì đâu đó tôi có nghe ông nói cái giống chi ông cũng thông cả!
Tôi ở tận bên Úc này đâu sợ văng miểng tới! Tôi chưa nghe có loại lựu đạn nào của Hoa Kỳ khi nổ mà có thể văng miểng tới bên đây cả!
Khéo tu thì sẽ thành Phật!
Khéo học thì thành học giả!
Động thì nổ, hung hăng, ti tiện, khoác lác; tĩnh thì tâm chỉ nổi lên những chuyện xấu xa đê tiện…. khéo, hay những cái như vậy rồi chỉ thành ma quỉ, hay cái gì đó, mà thôi!

Minh Di.
18. 4 / 2014.

Sunday, April 13, 2014

Nước Non Ta Giầu Đẹp - Nước Non Ta Tiền Rừng Bạc Biển Nay, Tất Cả Đã Vào Túi Bọn Cầm Quyền CSVN - Hoặc Đã Bán Cho Tàu Cộng - Đồng Bào Ơi Hãy Vùng Lên Đòi Quyền Có Cơm Có Cháo

Nước Non Ta Giầu Đẹp - Nước Non Ta Tiền Rừng Bạc Biển

Nay, Tất Cả Đã Vào Túi Bọn Cầm Quyền CSVN - Hoặc Đã Bán Cho Tàu Cộng - Đồng Bào Ơi Hãy Vùng Lên Đòi Quyền Có Cơm Có Cháo


Thay vì được ăn no ngủ kỹ, em bé phải lao vào vòng xoáy cơm áo gạo tiền, san sẻ một phần lo lắng với bố mẹ.
 
Ngày hôm nay (3/4), trên mạng xã hội đã xuất hiện một bức ảnh rất cảm động về một em bé được cho là ở Điện Biên.
 
Bức ảnh đã lột tả rất chân thực về nỗi kham khổ của trẻ em nghèo. Tuy tuổi đời còn rất nhỏ (khoảng 3,4 tuổi – PV) nhưng đứa bé đã sớm phải xuống ruộng để mò cua bắt ốc phụ giúp gia đình. Trên người em không có lấy mảnh vải che thân, thứ duy nhất bao bọc lấy đứa bé chỉ là lớp bùn lầy nhớp nháp, bẩn thỉu.
 
Cánh tay nhỏ nhắn của em đang cố siết chặt sợi dây thừng được nối với chiếc rọ, điều mà phần lớn những đứa trẻ sẽ không thể nào làm được nếu không có sự giúp đỡ của người lớn. Có thể đối với em bé, đó chỉ là hành động thường ngày nhưng với những người xem ảnh, điều này thực sự khiến họ cảm thấy chua xót.
 
Rớt nước mắt với cảnh em bé cởi truồng mò cua bắt ốc
Bạn Trần Tuấn Nam xúc động: Tuổi còn nhỏ thế kia mà đã phải lam lũ, thương thay cho những trẻ em vùng cao, còn quá nhiều thiếu thốn. Nhìn cảnh đứa bé phải vùi mình trong ruộng bùn thử hỏi có ai là không động lòng. Ở ngoài kia vẫn còn quá nhiều mảnh đời cần được giúp đỡ. Mong rằng mọi người sẽ hiểu thêm được giá trị nhân văn phía sau bức ảnh này”.
 
Nỗi vất vả của những người nghèo khó, trẻ em không có điều kiện để đến trường, người già phải bon chen cực khổ trong xã hội để có được miếng cơm manh áo… 
Đó là những hình ảnh xúc động đến rơi lệ của hàng nghìn cư dân mạng muốn thông qua đó nhằm truyền tải thông điệp ý nghĩa đến mọi người

BS.Trần Văn Tích:Chúng tôi ở lại đây. Wir bleiben hier

Chúng tôi ở lại đây. Wir bleiben hier
BS.Trần Văn Tích
Ngày 10/11/1989, người Đức đổ về cổng Brandenburg chào mừng sự kiện Bức Tường Berlin sụp đổ (DR)
Một cuộc tập hợp biểu tình của người dân thành phố Dresden (DR)

Cái chế độ gọi là “xã hội chủ nghĩa“ của Đông Đức trước đây thực chất hầu như chỉ hiện diện trên đầu môi chót lưỡi của những người cộng sản và dựa vào ba cột trụ để thống trị dân chúng : khủng bố, đàn áp công dân qua bộ máy an ninh mật vụ công an cảnh sát là một, tuyên truyền xuyên tạc mạ lỵ phương Tây là hai và hù doạ bằng hình ảnh người anh em vĩ đại Liên Xô sẵn sàng can thiệp bảo vệ chính quyền nhân dân trong trường hợp hai cột trụ một và hai gãy đổ là ba. Cái cột thứ ba đổ nhào trước tiên qua đường lối cải cách của Gorbatschow, tuy rằng mới đầu giới lãnh đạo cộng sản Đông Đức đã tỏ ra không mấy lo ngại vì hy vọng triều đại Gorbatschow sẽ không tồn tại lâu dài. Cái cột thứ hai gãy gục khi hàng vạn người Đông Đức tràn qua biên giới Hung-Áo ngày 11.09.1989, sau những làn sóng tỵ nạn chiếm cứ các toà đại sứ Tây Đức ở Prague, ở Warsaw, thực hiện hình thức bỏ phiếu bằng chân và bằng xe. Cái cột thứ nhất đứng vững lâu nhất. Nó chỉ lung lay khi chính người dân Đông Đức bắt đầu không còn sợ chế độ stalinit nữa để đưa ra những khẩu hiệu đấu tranh mới Wir sind das Volk (Chúng tôi là nhân dân) và nhất là Wir bleiben hier (Chúng tôi ở lại đây).
 
Thực vậy, bốn mươi năm lịch sử quốc gia Đông Đức là bốn mươi năm lịch sử hoạt động đối lập và bốn mươi năm lịch sử đàn áp đối lập. Hoạt động liên tục và đàn áp liên tục. Để đối phó lại chiến dịch đàn áp mạnh mẽ tàn bạo, thoạt tiên người dân Đông Đức chỉ có biện pháp trốn chạy. Họ vượt thoát "thiên đường xã hội chủ nghĩa“ bằng mọi hình thức bộ não con người có thể nghĩ ra : chui vào thùng xe hơi, leo lên khinh khí cầu, đào đường hầm dưới đất, căng dây thép ngang trời, nhảy qua bức tường Berlin v.v.. Trên lãnh thổ Đông Đức thì họ biểu tình đòi thống nhất đất nước, đòi thống nhất tiền tệ. Họ nêu khẩu hiệu : “Nếu đồng DM không đến với chúng tôi thì chúng tôi đến với đồng DM“. Nhưng kể từ khoảng cuối thập niên 70 thế kỷ vừa qua, quần chúng đấu tranh chống cộng thay đổi chiến thuật. Lực lượng đối lập càng ngày càng phát triển cả về nhân sự lẫn tổ chức. Thoạt tiên là những phản kháng thuộc lĩnh vực văn hoá. Rồi hướng đấu tranh trở nên đa dạng, lan toả sang phạm vi bảo vệ hoà bình và bảo vệ môi sinh. Kế đến các giáo hội đứng ra nhận vai trò đầu tầu, đứng lên nắm tác dụng đầu não. Mặt khác, giới trẻ càng ngày càng ý thức rõ trách nhiệm và chức năng của mình, càng ngày càng tỏ ra bất bình đối với chế độ toàn trị độc đảng. Tuy cơ quan Mật vụ Stasi cũng thành công trong công tác nội vận lũng đoạn các tổ chức đối lập và trong nhiều trường hợp từng tàn bạo đàn áp nhưng thanh thế và sức mạnh các phe đối kháng vẫn cứ càng ngày càng bành trướng, song song với những biến chuyển ở các quốc gia lân cận.
 
Năm 1989, cả Đông Đức lẫn Tây Đức đều cùng kỷ niệm bốn mươi năm thành lập. Tuy nhiên tình hình ở Đông Đức dưới sự khống chế sắt máu của đảng cộng sản SED với thủ lãnh Honecker cứ càng ngày càng xấu đi. Trong khi hàng vạn công dân Cộng hoà Dân chủ Đức trốn chạy qua biên giới Hung Gia Lợi và Tiệp Khắc thì lực lượng đối lập tại quốc nội cứ mỗi ngày mỗi mạnh. Chỉ vài hôm sau ngày “quốc khánh“, hàng trăm ngàn người tụ tập biểu tình bất bạo động chống bạo quyền áp bức. Rồi sáng kiến đấu tranh mới nảy sinh : dân Đông Đức đòi thống nhất với Tây Đức. Khẩu hiệu thuở ban đầu Wir sind das Volk (Chúng tôi là nhân dân) được đổi thành Wir sind ein Volk (Chúng tôi là một dân tộc). Các lực lượng đối lập cứ tiến dần từng bước như thế để đi đến giai đoạn đòi hỏi cải cách dân chủ. Kết quả : một bàn tròn (der Runde Tisch) qui tụ các tập thể phản kháng và đảng cộng sản SED cùng các tổ chức vệ tinh của nó đạt được chiến thắng quyết định đầu tiên khi bức bách Stasi phải giải tán, khi đòi hỏi biên soạn được hiến pháp dân chủ và tổ chức bầu cử quốc hội tự do.
 Tập tin:Berlinermauer.jpg
Người dân Đông Đức đã biết lợi dụng cả thời lẫn thế và nhất là họ đã thấy được rằng chỉ có họ mới đòi được tự do cho họ. Cho nên họ đã chuyển hướng và chuyển hoá hình thức đấu tranh. Thoạt đầu là bỏ nước ra đi bằng mọi giá, kể cả bằng sinh mệnh bản thân. Nhưng đến một thời điểm nhất định, họ không bỏ phiếu bằng xe bằng chân nữa, họ bỏ phiếu bằng tay bằng miệng. Họ quyết định ở lại để đấu tranh, wir bleiben hier.
Dân tộc Việt Nam cũng đã từng cả triệu triệu người bỏ phiếu bằng chân, bằng thuyền, bằng máy bay. Chúng ta đã đứng lên thực hiện giai đoạn chống đối thứ nhất. Chúng ta đã chống cộng qua thái độ phỉ nhổ chế độ đồng thời chúng ta cũng truy tố tội ác cộng sản Việt Nam. Chúng ta không truy tố tội ác của giặc trước bất kỳ toà án cấp quốc gia, cấp liên quốc hay cấp quốc tế nào cả mà chúng ta truy tố tội ác của giặc trước công luận quốc tế, trước dư luận thề giới, trước lương tri nhân loại. Đến nỗi Toà Thánh Vatican cũng phải lên tiếng vì lời tố cáo của chúng ta, đến nỗi Nữ Hoàng Anh quốc cũng không thể giữ im lặng trước lời tố cáo của chúng ta. Chúng ta đã góp máu, góp nước mắt, góp tù đày, góp chết chóc, góp hãm hiếp, góp vàng, góp nhà, góp của cho giai đoạn một. Chúng ta đã góp nhục nhằn, góp cơ cực, góp những tháng năm còng lưng làm nail, góp những ngày xuân làm vệ sinh nhà xí. Và chúng ta cũng không hề ngần ngại quay trở lại góp công, góp sức, góp đầu óc, góp suy tư cho đại cuộc chính nghĩa chống cộng tại cả hải ngoại lẫn quốc nội.
Bây giờ là giai đoạn chống đối thứ hai, giai đoạn này do đồng bào quốc nội thủ vai chánh. Tuy nhiên nếu như người dân trong nước không tự mình tranh đấu, nếu như tuổi trẻ Việt Nam trong nước không can đảm dấn thân thì đảng cộng sản sẽ vẫn tiếp tục ngồi lên đầu lên cổ dân tộc và dân tộc vẫn phải cúi đầu quì gối mang nỗi nhục lạc hậu và yếu hèn. Nếu quốc nội không ý thức được trách nhiệm của mình thì chữ S bên bờ Thái bình dương sẽ còn lâu mới được như mảnh đất nhìn ra Bắc hải.
Giữ vai trò độc tôn trực tiếp chống cộng, đồng bào quốc nội cần ý thức rằng phải diện đối diện với kẻ thù thì mới chống nó hữu hiệu được. Muốn thực tình chống Việt cộng thì phải ở lại Việt Nam.
13.04.2014
__._,_.___

Nghe nhung bac tham nho ban ve kinh thi.

Nghe nhung bac tham nho ban ve kinh thi:
[ChinhNghiaViet] HIỆN TƯỢNG “HÁN VĂN” MINH DI( 瞑羠)

Kim Au Sun, Apr 13, 2014 at 7:40 AM

Reply-To: ChinhNghiaViet@yahoogroups.com
To: "ChinhNghiaViet@yahoogroups.com"
Cc: "ChinhNghia@yahoogroups.com" , "CDNVQGHK_DDTV@yahoogroups.com"



On Sunday, April 13, 2014 5:28 AM, Thuy Dang <thuydangs@yahoo.com> wrote:
                HIỆN TƯỢNG “HÁN VĂN” MINH DI( 瞑羠)
Thưa quý vị,
Thời gian vừa qua, Trong hai bài viết mà tôi đã đưa lên Net: NGU NHÌ KHEN NGU NHẤT- và - TRẦN PHONG VŨ – CĂN BỆNH MÃN TÍNH “ẤU TRĨ, THỜ Ơ, U TỐI”! Là để chứng minh chữ “THI”, lời Khổng Tử mà anh Trần phong Vũ, đã đồng tình với anh Nguyễn chí Thiện đưa ra trong câu:
 “Khổng Tử có lời luận về thơ như sau: “Thi khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ hưng, khả dĩ oán”, nghĩa là thơ có khả năng giúp ta nhìn nhận, biết tập hợp, biết hưng khởi, biết oán giận. Suốt cuộc đời làm thơ, lúc nào tôi cũng theo tôn chỉ:  “Quan, quần, hưng, oán” đó, vì tôi nghĩ nó tóm tắt khá đủ về chức năng của thơ. Nhưng do năng lực giới hạn, thơ tôi chưa đạt được bốn tiêu chuẩn trên….(Nguyễn chí Thiện- Lời Nói Đầu- Hoa Địa Ngục tập 2 (Hạt Máu Thơ) Trang VI.”
Cho rằng, chữ “THI” đó, là “THƠ (dạng văn vần)” là hoàn toàn sai! Vì câu đó là một câu trong Luận Ngữ, và chữ THI đó,  là Khổng Tử nói về KINH THI!
Và tôi dẫn chứng bằng chữ Hán như sau:
「子曰:小子何漠學扶詩。詩,可以興,可以觀,可以群,可以怨。邇之事父,遠之事君;多識于鳥獸草木之名。”( 論語、陽貨篇、九章。)
Tử viết: "Tiểu tử hà mạc học phù ‘Thi’ . ‘Thi’, khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán.  Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân; đa thức vu (ư) điểu thú thảo mộc chi danh”. (Luận ngữ-  Dương Hoá Thiên- Cửu Chương).」  
 [Nguyên bản chữ VU (), nhưng được dùng như nghĩa chữ Ư ()]
Giải nghĩa:“Khổng Tử nói: “Tại sao các trò không học (KINH)  THI.  (KINH)  THI có thể phát huy chí khí, có thể quan sát phong tục, trời đất, vạn vật (hưng thịnh – suy vong), có thể hiểu được sự cần thiết của đoàn kết- hỗ trợ, có thể giúp người dân điều hướng chính quyền (Vua-Quan) ngày càng  sáng (tiến bộ) hơn (oán giận, kêu oan là hình thức cảnh tỉnh chính quyền). Trước mắt biết  thảo hiếu Cha Mẹ, sau này có thể phụng sự nhà vua; lại còn biết thêm tên của muôn loài chim muông, cây cỏ nữa.” (Luận Ngữ- Thiên Dương Hóa- Chương 9)”
Sau đó, có bài viết của một người mang tên Minh Di, đã “chỉ trích” tôi (BN 587) viết sai “một” chữ (Hán) và có đoạn dịch không đúng về câu luận ngữ của Khổng Tử!
Tôi (BN 587) không hề biết anh Minh Di này là ai, nhưng qua lời giời thiệu của anh Lý trung Tín, người chuyển bài cho anh Minh Di (không trực tiếp chuyển bài lên yahoogroups) là “anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn. Lời giới thiệu khá “nổi cộm”!
Thưa quý vị,
Như đã nói ở trên, tôi không biết anh Minh Di là ai? Có nghĩa tôi chưa hiểu về con người, trình độ, kiến thức, năng lực…… của anh Minh Di này thế nào.
Do vậy, tôi phải tìm hiểu, và bằng cách nào: Văn kỳ thanh, bất kiến kỳ hình! Văn tức là người!............
Dù rằng ngay bài đầu tiên, anh Minh Di “chỉ trích” tôi. Tôi đã hiểu được phần nào về con người anh ta. Nhưng cần phải đo lường thêm (cho chắc ăn), nên tôi đã viết đối đáp với anh ta (Minh Di) vài bài. Và cuối cùng tôi đã hiểu đúng như sự suy nghĩ của tôi từ đầu!
1- Một Minh Di có cái đầu “u tối”:
Mời quý vị xem lời anh Minh Di viết:
2/. Anh viết:
“Mong anh Lý trung Tín phải trung thực mà mắng anh Minh Di dùm tôi như sau: Mới có một vài đoạn email ngắn, trong một hai ngày, mà mày (Minh Di) cũng không nhớ mà nắm vững vấn đề, viết “vu khống” cho BN 587 như thế, thì mày (Minh Di) mới chính là “người tráo trở”, “và sau nữa da mặt của”mày (Minh Di)” chừng như cũng dày lắm!”. và đó là lối viết “lưu manh”, viết cẩn thận đừng làm mất mặt tao (Tín). Nghe Minh Di!”.
Anh chủ quán Quán Nổ Im Re Đặng Đình Thúy đã mất bình tĩnh rồi đó! – Đã bắt đầu mày tao chi tớ rồi đó!
Tôi có thể hình dung ra được lúc này đầu anh bốc hơi, mắt anh mờ, và tay anh rung như người mắc bịnh Parkinson, toàn thân anh vật vã như lên cơn kinh phong!
Tôi khuyên anh, coi chừng, giận quá không phải mất khôn đâu, mà bị stroke đó!
………. (Minh Di viết – bài trong attach file)”
Đoạn trên, những dòng chữ màu tím là anh Minh Di trích lại lời tôi. Để dẫn chứng rằng tôi đã xưng “mày tao chi tớ với anh Minh Di, và “rủa” tôi (BN587) thậm tệ: “đầu anh (BN 587) bốc hơi, mắt anh mờ, và tay anh rung như người mắc bịnh Parkinson, toàn thân anh vật vã như lên cơn kinh phong! (Minh Di viết)”
Thưa quý vị, đoạn văn màu tím trên, là tôi diễn tả “tự đặt” cảnh “đối thoại” giữa anh Minh Di và anh Lý trung Tín. Và tôi đặt tình trạng hai người là bạn, xưng hô “mày, tao” với nhau là tình thân, chuyện bình thường. Nhưng anh Minh Di lại cho là tôi đã “mày tao” với anh ta (Minh Di).
Đọc tiếng Việt thôi mà đã không hiểu, thì nói chi đến “chiều sâu” Kinh Thi, Luân Ngữ.  Có cách chi để đánh giá đầu anh Minh Di là không “u tối”!
2- Một Minh Di “ngu muội”!
Anh Minh Di viết:
“Anh nói “Anh Minh Di à, thường bạn bè “dạy” nhau”.
Anh lại nhận vơ rồi, ai bạn bè với anh? Mà tôi cũng chẳng dám làm bạn với anh đâu! Đừng có nhận vơ!  (Minh Di viết – bài trong attach file)”
Đoạn trích trên, chữ màu tím là lời tôi (BN 587). Và anh Minh Di cho là tôi muốn “nhận vơ” làm bạn với anh Minh Di.
Mời quý vị đọc lại đoạn văn lời tôi liên quan đến câu:“Anh Minh Di à, thường bạn bè “dạy” nhau”. Như sau:
“Mong anh Lý trung Tín mắng anh Minh Di dùm tôi rằng: “BN 587 ở tù Cộng Sản 21(năm), thì lấy đâu ra sách đọc. BN 587 đã nói đúng sự thật. Và có nghĩa BN 587 đã thiệt đi mất 21để trau dồi kiến thức đấy. Sao mày (Minh Di) lại hiểu “ngu” thành BN 587 không bao giờ đọc sách như thế, chán thật.”
Anh Minh Di à, thường bạn bè “dạy” nhau thì cũng đỡ tự ái, do đó tôi mới nhờ anh Lý Trung Tín là vậy, mong anh Minh Di thông cảm. …. (BN 587 viết – bài trong attach file)”
Câu: “Anh Minh Di à, thường bạn bè “dạy” nhau thì cũng đỡ tự ái, do đó tôi mới nhờ anh Lý Trung Tín là vậy, mong anh Minh Di thông cảm.”! Là hoàn toàn xác định ý: Tôi (BN 587) nhờ anh Lý trung Tín “dạy” anh Minh Di dựa vào tính cách hai người là bạn với nhau (Tín là bạn của Di). Chứ tôi không hề muốn là “bạn” với anh Minh Di.
Thưa quý vị, chắc hẳn anh Minh Di “mát dây” quá nặng rồi, nên  với đoạn văn tiếng Việt đơn sơ như thế mà cũng hiểu sai, thì nói chi đến Kinh Thi, Luận Ngữ. Có cách chi để đánh giá anh Minh Di  là không “ngu muội”!
3- Một Minh Di “ngớ ngẩn”, “tâm thần”:
Thưa quý vị, khi tôi yêu cầu anh Minh Di, dịch đoạn luân ngữ của Khổng Tử, hai lần anh Minh Di đều trốn tránh bằng lời như sau:
Mới đây anh Minh Di trả lời:
“3/. Anh yêu cầu tôi dịch lại đoạn văn của Khổng Tử,
Tôi đã dịch quá rõ rồi, anh cứ ráp những đoạn tôi đã dịch thì biết tôi dịch như thế nào!..(Minh Di viết - bài trong attach file)”
 Và trước kia anh Minh Di trả lời:
“ Tôi đã phân câu nói của Khổng Tử ra mấy đoạn mà dịch, để cho độc giả dễ nắm bắt, cứ ráp lại thì hiểu rõ tôi dịch như thế nào! (Minh Di viết- bài trong attach file)”
Thưa quý vị, có ai cho rằng những lời giải thích dông dài, hầm bà lằng của anh Minh Di (xem các bài anh Minh Di đã viết) gom lại với nhau cả trang là lời dịch cho một câu Luận Ngữ (chữ Hán) có hai dòng không? Chưa kể, thực tế anh Minh Di chỉ có lời để giải thích về hai câu:
“1/. Khả dĩ hưng. 2/. Khả dĩ oán……(Xem bài Minh Di viết trong attach file)”, mà anh Minh Di cho rằng tôi đã “dịch” sai!
Vậy trọn câu là:
“Tử viết: "Tiểu tử hà mạc học phù ‘Thi’ . ‘Thi’, khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán.  Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân; đa thức ư điểu thú thảo mộc chi danh”.
Trừ phần chữ màu tím, Còn lại, có nghĩa những phần chữ “màu đen”  là dịch giống tôi sao? Đúng là một Minh Di “ngớ ngẩn”.
Chính lối trả lời nêu trên của anh Minh Di, là một chứng minh cụ thể: Anh Minh Di hoàn toàn không hiểu nghĩa chữ “dịch”, và cung cách “dịch” một câu Hán Văn là thế nào! Anh Minh Di đã trốn tránh “không dám dịch” câu luận ngữ này, hay đúng hơn không có khả năng dịch. Dù rằng tôi đã cho “câu mẫu” dịch của dịch giả Nguyễn hiến Lê.
Cùng bất cứ một người bình thường nào cũng phải hiểu, ráp nối các câu lại với nhau cho mạch lạc, các từ tiếp nối giữa các câu….. đâu phải dễ. Không khéo là sai ý tưởng của mình, nên một khi anh Minh Di nhờ thiên hạ, hay tôi (người mà anh Minh Di đang chỉ trích) thì quả “đúng” là một Minh Di “ngớ ngẩn, tầm thần”, phải không thưa quý vị.
4- Một Minh Di “hoang tưởng, điên rồ” (viết mà chẳng biết mình viết gì!):
Quý vị xem anh Minh Di viết:
“ Tôi nói thêm một lần nữa cho tất cả mọi người trên các diễn đàn đều nghe:
Đoạn dịch câu nói của Khổng Tử anh Đặng Đình Thúy dịch sai bét sai be!
….. (Minh Di viết – bài trong attach file)”
Thưa quý vị,
Không hiểu nặn ở đâu ra “loại” người Minh Di hoàn toàn “u tối”, “ngu muội”, “ngớ ngẩn”…. đọc câu văn tiêng Việt còn chưa hiểu đúng nghĩa, như tôi đã chứng minh cụ thể ở phần trên. Nay tự nhiên “nổi chứng điên” “hét” cho “các diễn đàn đều nghe”, là tôi dịch sai.
Vậy tôi cũng:
“ Tôi (BN 587) nói thêm một lần nữa cho tất cả mọi người trên các diễn đàn đều nghe:
Thưa quý vị, Minh Di là “cái đinh rỉ” ở đâu ra đấy, tiếng Việt thì không thông, không biết lý luận, chữ Hán* thì viết sai. Chỉ cóp nhặt tư tưởng của người khác, không dám dịch câu Luận ngữ của Khỗng Tử. Thì thử hỏi “cái đinh rỉ” Minh Di có giá trị gì mà “hoang tưởng, điên rồ” đòi “khẳng định” đánh giá người khác dịch sai hay đúng!
* Tôi sẽ chứng minh anh Minh Di viết chữ Hán sai ở phần dưới.
Đúng là “đinh rỉ” Minh Di “điên rồ” nặng, mời quý vị xem, phần anh Minh Di nói tôi sai là chữ màu xanh (cứ tạm cho là đúng):
“Tử viết: "Tiểu tử hà mạc học phù ‘Thi’ . ‘Thi’, khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán.  Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân; đa thức ư điểu thú thảo mộc chi danh”.
Vậy trọn phần còn lại, chữ màu đen là anh Minh Di đồng tình với tôi. Thử hỏi, trong quý vị, có ai cho như thế là “sai bét sai be!” không?
Thưa quý vị, có lẽ anh Minh Di phải nên viết lại là:
“ Tôi (Minh Di)  nói thêm một lần nữa cho tất cả mọi người trên các diễn đàn đều nghe:
Tôi dây là Minh Di, “hoang tưởng, điên rồ” rồi, mọi người trên diễn đàn có biết không!
5- Một Minh Di “lưu manh, không biết lý luận”:
Thưa quý vị, tôi đã yêu cầu : “Anh Minh Di kể cả anh Lý trung Tín nữa, hãy chứng minh cho tôi biết đoạn nào (copy lên) tôi viết là “không lấy phần dịch của Nguyễn hiến Lê”. Nếu không chứng minh được, thì từ nay tôi sẽ gọi anh là Minh Di “lưu manh”!
Nhưng anh Minh Di cũng vẫn không trả lời được. Vậy, từ nay tôi có quyền gọi anh ta là “Minh Di lưu manh”! (làm thế để sáng tỏ vần đề thôi, chứ gọi làm gì cho bẩn miệng.)
Thực tế, anh Minh Di không hề biết lý luận, mà chỉ nói láo, mời quý vị xem lời anh Minh Di viết:
 “Tới bữa nay thì quí vị thấy ai tráo trở, lưu manh. Trong một bài trước đây Đặng Đình Thúy nói rằng mình không lấy phần dịch của Nguyễn Lê, bữa nay lại nói “Anh Minh Di nghĩ dịch giả Nguyễn hiến Lê không tham khảo sách trước khi dịch Luân Ngữ sao?” .Thế không phải là tráo trở chứ là gì?....(Minh Di viết – bài trong attach file)”
Lời này cho dù tôi “lấy” hay “không lấy phần dịch” của Nguyễn Lê”, thì cũng hoàn toàn không mâu thuẫn, về lời tôi đã nói: Anh Minh Di nghĩ dịch giả Nguyễn hiến Lê không tham khảo sách trước khi dịch Luân Ngữ sao?” .
Vì lời đó chỉ “hàm ý” cho anh Minh Di biết, đừng có “láo toét, mỉa mai” coi thường dịch giả Nguyễn hiến Lê.
Nên một khi, anh Minh Di cho đó: Là tôi đã mâu thuẫn với tôi, để lợi dụng vào đó, cho tôi là “tráo trở, lưu manh”. Thưa quý vị, làm như thế, chính anh Minh Di mới là kẻ “lưu manh” đấy!
6- Một Minh Di “hợm hĩnh, thiển cận”:
Mời quý vị xem anh Minh Di viết:
“Còn câu anh nói “không đúng với tôi” là anh nổ, anh thì biết cái gì mà dám lạm bàn đúng với sai của Cổ văn Trung Quốc?..........
(Minh Di viết- bài trong attach file)”
Đúng là một câu “hợm hĩnh, thiển cận” coi thường thiên hạ. Vậy, cũng thử hỏi:
“Anh Minh Di là  cái “thá” gì mà “độc quyền” không cho tôi  lạm bàn đúng với sai của Cổ văn Trung Quốc?..........
Anh Minh Di chỉ có cách trả lời duy nhất: Tôi (Minh Di) là một tên “hợm hĩnh, thiển cận” nên mới “ngu” đòi quyền “ độc quyền”đấy!
Đọc các sách đã viết về Kinh Thi, Luận Ngữ thì có được phép bàn không? Với một cái “đầu” Minh Di “u tối, ngu muội, ngớ ngẩn, tâm thần, hoang tưởng ….”, mà tôi đã cụ thể chứng minh, thì có đọc cho “cố”, cũng chỉ là cái tủ “mục” đựng sách thôi, phải không, thưa quý vị!
Chưa kể, một khi anh Minh Di viết đưa lên diễn đàn, là để quý vị thẩm định (đọc và cân nhắc) tôi hay Minh Di “đúng, sai”? Một khi quý vị đã “đọc và cân nhắc” dù bằng “suy nghĩ”, thì đó cũng là “hành vi” cùng nhau đang “lạm bàn” về Cổ văn Trung Quốc đấy. Vậy, không biết anh Minh Di đã “bí mật” cho quý vị cái gì, mà quý vị lại được “lạm bàn”, còn tôi thì không?
Đúng là một Minh Di “hợm hĩnh, thiển cận” hết chỗ nói.
 ……………………………
Thưa quý vị, nếu viết thêm thì còn nhiều lắm, nhưng thiển nghĩ tạm đôi điều nêu trên, cũng đủ chứng minh:
Một Minh Di “bầy nhầy, bạc nhạc”, rỗng tuyếch về tư tưởng, chẳng biết lý luận, không nhậy bén và tiếng Việt không “thông”…….!
Lẽ dĩ nhiên, Với một con người Minh Di “dở hơi” như vậy! Có cần thiết chấp nhắt những lời của anh ta (Minh Di) nói nữa không? Thiết tưởng là không!
Nhưng vì muốn sáng tỏ vần đề, nên đành tạm mượn lời của anh ta (Minh Di), như là đề mục để trình tự trình bày đến quý vị.
Thưa quý vị,
Trước hết, mời xem lời phê bình thứ nhất của anh Minh Di về tôi.
Anh Minh Di viết:
“Ông BN 587 viết:
Mời quý vị xem nguyên văn lời của Khổng Tử trong Luận Ngữ:
「子曰:小子何詩。詩,可以興,可以觀,可以群,可以怨。邇之事父,遠之事君;多識于鳥獸草木之名。”論語、陽貨篇、九章。)
Tử viết: "Tiểu tử hà mạc học phù ‘Thi’ . ‘Thi’, khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán.  Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân; đa thức vu (ư) điểu thú thảo mộc chi danh”. (Luận ngữ-  Dương Hoá Thiên- Cửu Chương).  
 [Nguyên bản chữ VU (), nhưng được dùng như nghĩa chữ Ư ()]
Giải nghĩa:
“Khổng Tử nói: “Tại sao các trò không học (KINH) THI. (KINH)  THI có thể phát huy chí khí, có thể quan sát phong tục, trời đất, vạn vật (hưng thịnh – suy vong), có thể hiểu được sự cần thiết của đoàn kết- hỗ trợ, có thể giúp người dân điều hướng chính quyền (Vua-Quan) ngày càng  sáng (tiến bộ) hơn (oán giận, kêu oan là hình thức cảnh tỉnh chính quyền). Trước mắt biết  thảo hiếu Cha Mẹ, sau này có thể phụng sự nhà vua; lại còn biết thêm tên của muôn loài chim muông, cây cỏ nữa.” (Luận Ngữ- Thiên Dương Hóa- Chương 9)”.
Những cái sai trong đoạn trên:
(1). Sai về Hán tự.
“Chữ “MẠC” trong câu “Tiểu tử hà mạc học phù Thi” viết sai. Chữ “MẠC” ở đây không có bộ “Thủy”.                                                                        
Nếu biết chữ Hán thực sự thì không bao giờ viết chữ “MẠC” với bộ “Thủy” như vậy.
Một người thực sự thông Hán văn thì biết chữ “mạc” này viết không có bộ “Thủy” – có nhắm mắt viết cũng trúng! (Minh Di viết – Bài trong attach file)”
Thưa quý vị,
Đọc lời “chỉ trích” của anh Minh Di xong. Tôi thật sự thất vọng với lời giới thiệu của anh Lý trung Tín: anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn, hẳn có nghĩa anh Minh Di, thực sự thông thạo Hán Văn !
Vậy xin thưa rằng:
- Một là: “Một người thực sự thông thạo Hán văn” thì phải hiểu, việc viết lại (từ sự thuộc lòng, hay nhìn vào trang sách….) về một câu (đoạn) văn đã có sẵn (luận ngữ, kinh thi…), lỡ viết một, hai chữ sai, không phải là quan trọng cho lắm. Nếu chữ đó không làm đảo lộn (sai nghĩa) toàn bộ câu văn! [Gia thoại về Nhà văn Kim Dung, chuyên viết chuyện Võ thuật, chưởng lực …. viết sai chữ (“dư”, “thiếu” bộ thủ, hay nét chữ) là thường, và người sửa chẳng ai khác mà lại là thợ sắp chữ đấy.] chính anh minh di có viết chữ hán bao giờ đâu, mà Minh Di chỉ là viết âm chữ hán
- Hai nữa: Một người thực sự thông thạo Hán văn”, như anh Minh Di, nhưng chưa bao giờ viết chữ Hán “gốc tượng hình…” trong các bài đối đáp với tôi (không kể phần anh Minh Di copy lại chữ Hán của tôi), mà chỉ toàn là viết chữ Hán âm tiếng Việt. Thì cũng phải biết “sờ” lại “gáy” mình (Minh Di) mà bỏ thói “hung hăng” “có nhắm mắt viết cũng trúng, bởi toàn bộ câu Luận Ngữ đó, tôi viết âm Hán Việt “hoàn toàn” đúng. Nếu tôi cũng viết “gian manh” không dùng chữ Hán “tượng hình…” để chứng minh cụ thể, thì lấy đâu anh Minh Di biết tôi viết sai. Không biết ơn sự quang minh chính đại của tôi, đi mỉa mai như thế, chỉ chứng tỏ một “Minh Di vô văn hóa”!
- Ba nữa: Một người thực sự thông thạo Hán văn” mà lại dùng chữ “có nhắm mắt viết cũng trúng!” đúng là “ngạo mạn ấu trĩ” thật. Viết sai là “viết sai”, chẳng ăn nhập gì đến việc nhắm mắt mà viết cả! Tôi viết sai đó, nhưng nếu nói kiểu “ngạo mạn, ấu trĩ” như anh Minh Di, thì tôi đây, bây giờ: “Nhắm mắt cũng “chắc chắn” 100% viết đúng cả câu, chứ đừng nói một chữ”.
Việc viết sai chữ Hán, hay chữ Việt là thường, “chỉ trích” thì cũng là việc đúng, nhưng đừng có mà quan trọng thái quá. Gay gắt với lời  có nhắm mắt viết cũng trúng!”  chỉ thể hiện lên cái tính “tiểu nhân, kèn cựa” của kẻ tầm thường, còn đâu cái giá trị của một “anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn nữa! Thưa quý vị,
Lời xưa có câu: “Cười người hôm trước, hôm sau người cười”, “gậy ông, đâp lưng ông”, chắc anh Minh Di đã quên điều này mất rồi. Anh Minh Di cũng viết sai chữ Hán đấy.
Trước khi chứng minh, mời quý vị xem cách chấm diểm viết chính tả chữ “tàu” của ông thày dạy chúng tôi.
Tôi học chữ “Tàu” giọng (phát âm) “quan thoại” (còn gọi là giọng Bắc Kinh, sau này gọi là giọng phổ thông)!
“Ông thày dạy”, chúng tôi gọi là “lão sư”, mỗi lần viết “ám tả”, lão sư đọc cho dãy bàn bên phải, viết một bài nội dung này,  thì lại đọc cho dãy bàn bên trái,  viết một bài với nội dung khác. Sau đó, hai dãy bàn đổi bài cho nhau, để tự chúng tôi (học trò) chấm bài (bắt lỗi viết sai chữ) cho nhau. Xong, viết tên mình (người chấm -bắt lỗi) vào dưới tên bạn mình (người viết ám tả). Rồi tất cả đem nộp cho lão sư chấm lại. Nhưng lão sư có một quy định rất nghiêm ngặt là: Nếu Lão sư thấy trò A (người bắt lỗi) chấm bài cho trò B (người viết ám tả), mà trong bài trò B vẫn còn một chữ sai không thấy trò A khoanh tròn (dấu ám chỉ chữ sai), thì lỗi sai đó tuy của trò B, nhưng cũng được cộng vào bài ám tả của trò A thêm một lỗi sai nữa.
Chúng tôi (học trò), khởi đầu cũng lên tiếng phản đối. Lỗi ở bài ám tả của ai thì người ấy chịu, sao lại người chấm cũng phải chịu lỗi.
Lão sư trả lời (đại ý): Khi trò A thấy chữ sai của trò B mà lại không biết là sai. Có nghĩa trò A cũng sẽ viết chữ (sai) đó sai như thế. Nên đương nhiên trò A cũng phải nhận thêm một lỗi chứ.
Đó là cách thức, viết một bài mà thành hai ( một bài tự mình viết, và một bài mình chấm cho bài của bạn). Lão sư nói, làm như thế chúng tôi (học trò) sẽ tiến triển rất nhanh.
Nói tóm lại: Với Lão Sư, khi có chữ viết sai, mà mình (ngưòi chấm) không thấy sai, thì cũng chính là mình đã viết SAI.
Trở lại vấn đề chính, anh Minh Di đã “bới lông tìm vết (chấm)” ở câu Luận Ngữ lời Khổng Tử mà tôi viết ra, không phải nói, thưa quý vị, hẳn ai cũng biết là rất “cẩn thận”, rất “tỉ mỉ” để tìm ra chữ tôi viết sai. Và cuối cùng anh Minh Di “huyênh hoang” là “có nhắm mắt viết cũng trúng!” chữ “mạc: ” không có chấm thủy mà tôi lại viết sai thành chữ “mạc:” có chấm thủy!
Và mới đây anh Minh Di còn đay nghiến tiếp:
“Tôi không hỏi anh về Từ điển nữa vì tôi biết rõ anh có khỉ gì đâu mà hỏi nữa! Thấy anh viết chữ “mạc” mà bất cứ người học chữ Hán nào nhắm mắt cũng không viết sai trong khi anh lại viết sai, cho nên tôi mới hỏi, hỏi cho có hỏi chứ thực ra cứ nhìn cái sai này ai cũng có thể nhìn ra trình độ anh tới đâu rồi! Sao anh chậm hiểu đến thế!
………………………………….
Từ đây thì cái chữ “mạc” trong 2 chữ “hà mạc” nó theo anh suốt đời, nó ở trong đầu không biết là bao nhiêu người, nhắc tới anh là người ta nhắc tới cái chữ “mạc” có Bộ Thủy nổi tiếng của anh!
……………………………
Đọc chữ “mạc” có bộ thủy của anh trong tiếng “hà mạc” mà thiên hạ đến toát mồ hôi, chỉ có anh là cái mặt cứ nhơn nhơn ra tưởng mình nhất thiên hạ! 
 (Minh Di viết- bài trong attach file)”
Và như vậy, anh Minh Di “chấm bài” không còn thấy chữ nào viết sai nữa. Đồng nghĩa anh Minh Di cũng sẽ viết trọn câu Luận Ngữ đó như vậy!
Nhưng, thưa quý vị, có lẽ anh Minh Di nhắm măt viết đúng chữ “mạc: ” không bộ thuỷ, đến khi mở mắt thì anh Minh Di lại viết sai chữ “phù:
「子曰:小子何詩。詩,可以興,可以觀,可以群,可以怨。邇之事父,遠之事君;多識于鳥獸草木之名。”論語、陽貨篇、九章。)
Tử viết: "Tiểu tử hà mạc học phù ‘Thi’ . ‘Thi’, khả dĩ hưng, khả dĩ quan, khả dĩ quần, khả dĩ oán.  Nhĩ chi sự phụ, viễn chi sự quân; đa thức vu (ư) điểu thú thảo mộc chi danh”. (Luận ngữ-  Dương Hoá Thiên- Cửu Chương).
(BN 587 viết – bài trong attach file)”
Chữ phù ở đây, phải là chữ “phù: ” bộ đại (), chứ không phải là chữ “phù: bộ thủ (). Theo quy định chấm lỗi viết của lão sư chúng tôi (như đã trình bày trên), thì “anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn”đã viết sai chữ “phù”.
Vậy, chúng ta cũng nên chỉnh lại đôi dòng mà anh Minh Di đã viết “hung hăng con bọ xít” cho tôi, gọi là “gậy Minh Di đập lại lưng anh Minh Di, đặc biệt vềlãnh vực Hán Văn”, để anh Minh Di được thấm thía hơn, phải không thưa quý vị.
“……………..
Thấy anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn” viết chữ “phù” mà bất cứ người học chữ Hán nào nhắm mắt cũng không viết sai, trong khi anh Minh Di “mở mắt” lại viết sai,
……………
cứ nhìn cái sai chữ “phù:có bộ thủ () này, ai cũng có thể nhìn ra trình độ anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn” tới đâu rồi! Sao anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn”  chậm hiểu đến thế!
…………………..
Từ đây thì cái chữ “phù” trong “học phù “thi”” nó theo anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn” suốt đời, nó ở trong đầu không biết là bao nhiêu người, nhắc tới anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn” là người ta nhắc tới cái  chữ “phù: có bộ thủ (nổi tiếng của  anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn”.
………………..
Đọc chữ “phù: có bộ thủ (của anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn” trong tiếng “học phù “thi”” mà thiên hạ đến toát mồ hôi, chỉ có anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn” là cái mặt cứ nhơn nhơn ra tưởng mình nhất thiên hạ! 
Thưa quý vị,
Về phần viết chữ Hán, đủ để thấy tỏ tường một anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn” , chỉ là cái “đặc biệt” của kẻ “điếc hay ngóng, ngọng hay nói” mà thôi!
Giờ đây, mời quý vị cùng tôi, xét đến phần dịch (nghĩa chữ) xem anh “điếc hay ngóng, ngọng hay nói” Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn” này, viết gì:
Anh Minh Di viết:
1/. Khả dĩ hưng.
BN 587 dịch câu “khả dĩ hưng” là “(KINH)  THI có thể phát huy chí khí” thì đây là  dịch hàm hồ! Chí khí ra làm sao, tốt, xấu?....(Minh Di viết – bài trong attach file)”
Qua trên, là khẳng định anh Minh Di đã hỏi: Chí khí ra làm sao, tốt, xấu?
Thưa quý vị,
Quý vị có thể tin được một “anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn” , lại chưa hề nhìn thấy cái “cục” “chí khí” bao giờ sao? Nên anh Minh Di cũng không biết cái “cục” “chí khí” ấy: Tốt hay Xấu!
 Chắc từ điển “tàu” của anh Minh Di không có chữ “chí khí”, nên anh Minh Di mới không biết nghĩa chữ “chí khí” là gì, thật tội nghiệp cho anh Minh Di quá: Chữ Việt thì đọc viết còn chưa thông, ấy thế, hễ mở miệng là phải từ điển “Tàu”.
Mời quý vị xem nghĩa chữ “Chí Khí”, trong Hán Việt Từ Điển của Đào Duy Anh:
Chí khí (志氣): Mục đích mình đi là chí, nghị lực mình tới là khí.
Và từ điển tiếng Việt của Nguyễn như Ý:
Chí khí  dt.  Chí lớn và sự khảng khái, không chịu khuất phục trước sức mạnh hoặc trở ngại: Người có chí khí, chí khí hơn người.
Qua hai cách định nghĩa chữ “chí khí” nêu trên, hẳn quý vị đã thấy, một khi anh Minh Di vặn hỏi: Chí khí ra làm sao, tốt, xấu?. Là đủ để chứng tỏ một Minh Di vừa “ngu” lại vừa “dốt”.
“Chí khí” chính là phẩm chất cao quý! Nên không dễ gì mấy người tầm thường có (thực hiện) được, chẳng hạn như anh Minh Di. Do vậy, đến giờ phút này, không biết anh Minh Di bao nhiêu tuổi, nhưng chắc chắn từ “cửa” miệng chưa bao giờ có hai chữ “chí khí”,  do đó mới hỏi: Chí khí ra làm sao, tốt, xấu?. Thật là, quá “xỉ nhục” cho cái “bảng hiệu”:
anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn”!
Thưa quý vị, anh Minh Di đã tự chứng minh không hiểu nghĩa chữ “chí khí”, thì hà có gì anh ta (Minh Di) nói tôi sai. Đúng là anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn”, chỉ là một tên “ngớ ngẩn, hàm hồ” .
Thực ra, lời Luận Ngữ của Khổng Tử đó, chỉ nhằm khuyên học trò (đệ tử, người đời…) hãy “đọc”, “học” Kinh Thi để thấy được mối liên hệ mật thiết giữa con người và xã hội thời đó, nhằm rút ra “triết lý” nhân sinh “hưng, quan, quần, oán” toát ra từ Kinh Thi mà thôi.
Nên, lời dịch cũng tùy theo quan niệm của từng người, sau khi đã đọc qua các nhận định của các người (học giả) khác, mà dịch cái “hàm ý” trong câu Luận ngữ đó.
Mời quý vị đọc lời của học giả Nguyễn hiến Lê, để thấy cái “trăn trở” trong nỗi lòng của người dịch:
(Trích ………………….
                           BẢN DỊCH CỦA CHÚNG TÔI
Chúng ta đã có được ba bốn bản dịch Luận ngữ. Bản đầu tiên tôi được biết là bản của cụ Lương Văn Can, mỏng khoảng trăm trang trở lại, chỉ lựa một số bài để dạy học trò; bản này không kiếm được, ngay cả trong thư viện cũng không chắc còn; hai bản gần đây nhất, nhiều gia đình còn giữ là bản của Đoàn Trung Còn in lần đầu ở Sài Gòn năm 1954, và bản của Lê Phục Thiện, gồm ba tập, xuất bản ở Sài Gòn từ năm 1962 đến năm 1967.
Mấy bản đó đều công phu cả, có nguyên văn chữ Hán, phiên âm và chú thích, nhưng đều theo cách hiểu của Chu Hi và đều không phân loại các bài, không có bảng tên người và tên đất, bất tiện cho việc tra cứu.
Chúng tôi tham khảo thêm một số bản chú giải và bản dịch khác, đặc biệt là bản Luận ngữ độc bản của Thẩm Tri Phương và Tưởng Bá Tiềm, nhà Khai Minh xuất bản ở Hương Cảng gồm hai tập, bản Luận ngữ chú dịch của Triệu Thông, nhà Hữu Liên xuất bản cũng ở Hương Cảng năm 1967 và bản Luận ngữ nhị thập giảng của Vương Hướng Minh –Trung Hoa Thư cục –Đài Loan –1958, để biết thêm cách hiểu một số học giả Trung Hoa xưa và nay.
Bài nào có nhiều cách hiểu thì chúng tôi lựa lấy một và ở phần chú thích ghi thêm vài kiến giải khác. Sự lựa chọn đó chỉ là ý kiến riêng của tôi thôi, không có giá trị gì hơn những lựa chọn khác. Làm như vậy chúng tôi chỉ mong thoát ra khỏi lối hiểu chính thống của Tống nho, ráng tìm hiểu tư tưởng Khổng Tử theo một tinh thần khách quan và giúp độc giả thấy đuợc nhiều lối hiểu để phán đoán.
Tôi cũng tham khảo thêm lối dịch của Lâm Ngữ Đường, học giả này thỉnh thoảng có những ý mới mẻ, khác người; sau cùng cuốn Confucius của Etiemble (Gallimard 1966) cũng giúp tôi được ít nhiều.
Mỗi bản đánh số theo một cách, phần nhiều theo lối của Chu Hi. Chúng tôi theo lối của Triệu Thông (sách đã dẫn).
………………………….. ngưng trích).
Và về KINH THI, thì còn phức tạp hơn. “…. vì đây là văn pháp và từ ngữ đời Chu nên từ trước đến nay, giữa các nhà chú giải Kinh Thi thường có sự bất đồng ý kiến.( http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Thi )”
Mời quý vị đọc ở link: http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Thi , đã viết tóm gọn khá đày đủ.
Nên một khi anh Minh Di viết:
“Kinh Thi nói cái tốt đẹp có, nói cái xấu, cái sai có, hoặc khuyên, hoặc răn thì tất cả đều làm cho tâm con người trở nên chính trực (VÔ TÀ), cho nên đọc Kinh Thi thì cảm mà phát khởi chí hướng thiện.
Nói “khả dĩ HƯNG” là hưng (phát khởi) cái tâm chính trực, “VÔ TÀ” đó!
… (Minh Di viết – bài trong attach file)”
Chỉ lộ ra là một Minh Di, thiển cận. Không có cái nhìn bao quát, đọc như một con “vẹt”, chẳng biết phân biệt đúng sai. Anh Minh Di tin rằng:
“  Khổng Tử nói trong “Luận Ngữ”:
~ Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: “tư vô tà”.
                                                                              /  Luận Ngữ. Vi Chính. 02  /.
~ Kinh Thi 300 bài, (có thể) tóm lại trong một câu đó là: “tư tưởng chính trực”. 
(Minh Di viết – bài trong attach file)”
Đúng là cái đầu Minh Di “bã đậu”, cứ Khổng Tử “phán” là đúng sao. Hãy đọc “KHỔNG TỬ THẾ GIA” của Tư Mã Thiên thì sẽ rõ:
Khổng Tử nghèo hèn, đến khi lớn lên làm lại cho họ Quý. Việc tính toán đo lường đứng đắn cho nên được làm chức coi súc vật. Súc vật đông đúc sinh đẻ nhiều, nên được làm tư không. Được ít lâu, Khổng Tử rời khỏi nước Lỗ, bị ruồng bỏ ở nước Tề, bị đuổi ở nước Tống và nước Vệ, bị nguy khốn ở giữa miền nước Trần và nước Thái, cuối cùng lại trở về nước Lỗ. ….( trích từ Sử ký Tư Mã Thiên)”
Nghĩa là Khổng Tử đã bị đuổi chạy như ngựa, và mặc dù, Khổng Tử đã từng làm quan tới chức Tướng Quốc. Nhưng nghề chính của Khổng Tử là “du thuyết”. Tất cả những kẻ đã đi “du thuyết” thì không bao giờ có tâm “chánh trực”, bởi họ chỉ dùng “miệng lưỡi” đưa đẩy để kích động sao cho hợp ý nhà vua để được cái lợi về cho mình. Điển hình như: Tô Tần, Trương Nghi, Phạm Thư, Thái Trạch……
Suy nghĩ này, không phải là để “coi thường” Khổng Tử, mà vẫn hoàn toàn tôn trong các ý kiến: Coi Khổng Tử là bậc chí Thánh, Khổng Tử là một thứ vua, một thứ vua về tinh thần………..
 Mà chỉ là để đặt vấn đề: Không hẳn lời nào của Khổng Tử cũng là đúng hoàn toàn.
“Thi tam bách, nhất ngôn dĩ tế chi, viết: “tư vô tà”!
Tà (): Tư tưởng hoặc hành vi không ngay thẳng.
Liếc mắt đưa “tình” cũng là “tà” đấy! Thì những lời thơ “dâm bôn”, phải là “đại” tà, mới đúng chứ!
Các bài Thác hề, Trăn Vĩ, Sơn hữu phù tô, Phong vũ, Dã hữu man thảo (Trịnh phong), Tang Trung (Vệ phong), Đông phương chi nhật (Tề phong)... đều nói về tình yêu nam nữ tự do; nhiều bài trong Trịnh phong, người con gái còn ở tư thế chủ động để tỏ bày tình cảm, khiến Khổng Tử phải chê nhạcnước Trịnh là "dâm loạn", Chu Hy cũng thường chỉ trích. (http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Thi )”
Trong “Thi Kinh Tập Truyện” của dịch giả Tạ quang Phát (1969) đã tóm lược về nội dung các bài ấy như sau:
Thác hề: Lời con gái dâm bôn phụ họa theo hứng thú của tình nhân.
Trăn Vĩ: Trai gái thừa dịp dạo chơi để trao ân tình.
Sơn hữu phù tô: Lời con gái dâm bôn trêu ghẹo tình nhân.
Phong vũ:Lời con gái dâm bôn hả hê khi gặp được tình nhân.
Dã hữu man thảo: Trai gái gặp nhau và cùng vừa lòng thích ý.
Tang Trung: Lời hứa hẹn dâm ô.
Đông phương chi nhật: Con gái đi theo tình nhân.
………………
Giảo đồng: Lời con gái dâm bôn không sợ bị bỏ rơi nói cợt với tình nhân.
Khiên thường: Lời con gái dâm bôn lắm tình nhân không sợ bị bỏ rơi.
………………….
Trong Kinh Thi còn rất nhiều bài về thói “phóng túng, trăng hoa…” trai gái như thế đó! Sao ““tư vô tà” được! Hãy nhìn nhận thực tế, anh Minh Di đừng “mát dây” cao siêu quá về ngôn từ “tư vô tà”. Không thể “tư vô tà” được khi nhưng bài thơ “dâm ô” đó đã tiêm nhiễm vào đầu. Mà  “có lẽ” sẽ từ đó, “rút ra” kinh nghiệm “tà” cao siêu hơn mà thôi! Trừ không đọc thì mới có thể nói “tư vô tà”!
Do vậy, thưa quý vị, khi anh Minh Di cho rằng:
“Nói “khả dĩ HƯNG” là hưng (phát khởi) cái tâm chính trực, “VÔ TÀ” đó!
(Minh Di viết)”
Thì cái đầu anh Minh Di “ấu trĩ” thật! Thêm nữa “hưng (phát khởi) cái tâm chính trực, “VÔ TÀ””, để giải quyết cái gì? Giữa xã hội thời đó đầy dẫy bất công.
Mời quý vị đọc đoạn cuối, lời đề tựa của Giáo sư Bửu Cầm, phụ trách giảng khoa Việt Hán, trường Đại Học Văn Khoa Sai Gòn:
Kinh Thi còn có những bài tả nỗi thống hận của dân chúng đối với vua quan thời đó nữa (3). Vì thế mà Tưởng tổ Di đã xem Kinh Thi là một khảo chứng phẩm về nồng nghệ cổ thời . Hồ Thích cũng đã dùng Kinh Thi để nghiên cứu trạng huống xã hội Trung quốc trong giai đoạn mà Hồ gọi là “thời kỳ thai nghén triết học”
                                                                        BỬU CẦM”
Chúng ta phải nhậy bén mà hiểu rằng: Tất cả người dân, nhất là thời đó khoảng thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, còn nhiều lạc hậu. vì thế người dân, là luôn “tâm chính trực”: “lương dân” mà. Tư tưởng đơn sơ, đâu “cáo” bằng tầng lớp thống trị.  Đồng hoàn cảnh, ngưòi nô lệ cũng “tâm chính trực” cả đấy, thì có “hưng (phát khởi) cái tâm chính trực” đến đâu đi chăng nữa, chẳng có giải quyết được gì với bọn “chủ nô” da trắng “vô cảm”!
Chả lẽ, câu Khổng Tử mang tính tiêu cực:“khả dĩ HƯNG” là hưng (phát khởi) cái tâm chính trực” thế ư? Như vậy, có nghĩa Khổng Tử khuyên người ta tiếp tục làm đày tớ, làm nô lệ sao!
Nên chỉ có thể: “‘Thi’, khả dĩ hưng là THI có thể phát huy chí khí.”, để với ý chí và nghị lực (chí khí) mãnh liệt thì mới mong hy vọng có thể chịu đựng, đấu tranh, hầu thoát khỏi “nỗi thống hận” đang đè nặng!
Thưa quý vị,
Mời quý vị xem tiếp, lời “chỉ trích” thứ hai của anh Minh Di về lời dịch của tôi.
Anh Minh Di viết:
“ 2/Khả dĩ oán.
BN 587 dịch: – “có thể giúp người dân điều hướng chính quyền (Vua-Quan) ngày càng sáng (tiến bộ) hơn (oán giận, kêu oan là hình thức cảnh tỉnh chính quyền)”.        
Dịch như vậy, nhất là câu “(oán giận, kêu oan là hình thức cảnh tỉnh chính quyền).” thì đây là dịch sai, chẳng hiểu câu “khả dĩ oán” nói gì!
Oán nghĩa là “giận”, là “bất bình”. 
~ “Khả dĩ oán” nghĩa là “(Đọc Kinh Thi thì) có thể biết cách bày tỏ cái oán của mình”.
Cách bày tỏ như thế nào?
Người trên làm việc sai trái, không đúng, người dưới muốn can gián, sửa sai, thì dùng lời lẽ mềm mỏng, ôn hòa, lồng trong những ẩn ngữ – tức dùngthí dụ nói xa xôi, hoặc nói bóng gió, để khuyên ngăn – nói rõ hơn, là không nói thẳng ra cái sai trái, cái xấu của người trên.
Khổng Tử nói “có thể bày tỏ cái oán là như vậy!
(Minh Di viết – bài trong attach file)”
Thưa quý vị,
Không biết anh Minh Di có được thày giáo nào dậy cách viết một câu văn chưa nhỉ? Nhìn vào các mở đóng ngoặc trong câu văn của tôi viết,  mà “ú ớ” chẳng hiểu gì sao?
Câu: “có thể giúp người dân điều hướng chính quyền (Vua-Quan) ngày càng sáng (tiến bộ) hơn (oán giận, kêu oan là hình thức cảnh tỉnh chính quyền)”.(BN 587 viết)”        
Thì câu mang ý dịch là: “có thể giúp người dân điều hướng chính quyền ngày càng sáng hơn”.
Còn những câu trong ngoặc đơn: (Vua-Quan), (tiến bộ),(oán giận, kêu oan là hình thức cảnh tỉnh chính quyền) , chỉ là để giải thích thêm cho rõ nét những chữ hay ý nào trong câu dịch mà thôi.
Nhưng khi anh Minh Di viết như thế này:
“Dịch như vậy, nhất là câu “(oán giận, kêu oan là hình thức cảnh tỉnh chính quyền).” thì đây là dịch sai, chẳng hiểu câu “khả dĩ oán” nói gì! ..(Minh Di viết)”
Có nghĩa anh Minh Di cho câu giải thích thêm là “câu dịch”, thì “tốt” nhất anh Minh Di nên đi học lại cách viết văn, để may ra bớt nhục cho bảng hiệu:anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn!
Kế đến anh Minh Di cho rằng:
Cách bày tỏ như thế nào?
Người trên làm việc sai trái, không đúng, người dưới muốn can gián, sửa sai, thì dùng lời lẽ mềm mỏng, ôn hòa, lồng trong những ẩn ngữ – tức dùngthí dụ nói xa xôi, hoặc nói bóng gió, để khuyên ngăn – nói rõ hơn, là không nói thẳng ra cái sai trái, cái xấu của người trên…(Minh Di viết)”
Cách diễn tả như nêu trên của anh Minh Di là xác định các bài thơ trong Kinh Thi: Là dùng lời lẽ mềm mỏng, ôn hoà…dùng thí dụ xa xôi, bóng gió….để khuyên can,  chứ không nói thẳng thừng, cai sai trái, cái  xấu của người trên.
Vậy mời quý vị đọc những lời nhận định trong link: http://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Thi :
“Kinh Thi có nhiều bài thơ thể hiện sự oán thán, bất bình của dân chúng với tầng lớp trên và những bất công trong xã hội. Bài Chính nguyệt (Tiểu nhã) nói về bọn "tiểu nhân" có tiền sống hoa xa còn dân chúng trong cơn tai biến thì lâm vào cảnh ngộ bi thảm. Bài Bắc sơn (Tiểu nhã) so sánh cuộc sống thư thả, nhàn hạ của tầng lớp quý tộc với sự vất vả, đầu tắt mặt tối của người dân, bày tỏ sự bất mãn cá nhân, cũng nói lên được sự bất bình chung của nhiều người. Bài Hồng nhạn (Tiểu nhã) thì nói về nạn phu dịch nặng nề, đến người quan quả khố rách áo ôm cũng bị bắt làm việc cặm cụi ngoài đồng, bàn tay họ xây nên hàng trăm bức tường thành cao nhưng bản thân thì không có chỗ nương thân
…………………………………….
Sự oán thán của dân chúng trong thơ Quốc phong còn sâu sắc và gay gắt hơn so với thơ Nhã[84]. Tiêu biểu như bài Phạt đàn (Ngụy phong) nói người đẵn gỗ suốt ngày bên sông nhưng không có một tí gì, còn kẻ "quân tử" không cày cấy, không săn bắn mà vẫn thóc lúa đầy kho, thú treo đầy nhà, cuối cùng mỉa mai họ là kẻ "ngồi không ăn dầy". Bài Thạc thử ví tầng lớp trên như loài chuột sù đục khoét, đồng thời bộc lộ khát vọng thoát khỏi quyền lực của những kẻ ăn trên ngồi trốc, sống tự do thanh bình
………………………
Bài Bắc phong (Bội phong) phản ánh tình trạng dân chúng chịu nền chính trị bạo ngược, hà khắc, rủ nhau bỏ trốn. Bài thơ ví quạ đen và hồ ly với người cầm quyền và sự thống trị tàn khốc, cả bài là không khí buồn thảm, căng thẳng. Bài Mộ môn đả kích kẻ chấp chính bất lương, lại mượn hình ảnh rìu phạt gai góc trước cửa mộ để nói nguyện vọng muốn trừ bỏ kẻ đó. Các bài Thuần chi bôn bôn, Tướng thử (Dung phong)... đều có ý tương tự.
………………………..
Trong Quốc phong có rất nhiều bài thơ oán trách việc phu phen và chiến tranh nặng nề gây nên thảm cảnh cho dân chúng. Bài Bảo vũ (Đường phong) tố cáo đau xót tình cảnh người dân phải đi phu đi lính, bỏ cả cày bừa, cha mẹ không nuôi, cũng không biết đến bao giờ mới được sống yên ổn, phải kêu trời kêu đất than ngắn thở dài………
Qua trích đoạn trên, cho thấy những chứng minh khẳng định trong Kinh Thi đày dãy các bài “oán” nặng nề, gay gắt, lên án tầng lớp lãnh đạo (chính quyền, nhà vua…), trái ngược với trình bày của anh Minh Di là “oán” theo kiểu “mềm mỏng, ôn hoà….”! Đủ chứng tỏ anh Minh Di chỉ có nhận định như con “vẹt”, chứ không hề biết  phân tích đúng sai.
Nên, khi anh Minh Di nói tôi dịch sai, thì đó chỉ là ý của một con “vẹt” Minh Di, thiết nghĩ chẳng đáng quan tâm, phải không thưa quý vị.
Nhưng dầu sao, tiện đây tôi cũng trình bày thêm đến quý vị về ý dịch câu:
“ Khả dĩ oán.:“có thể giúp người dân điều hướng chính quyền (Vua-Quan) ngày càng sáng (tiến bộ) hơn (oán giận, kêu oan là hình thức cảnh tỉnh chính quyền)”. (BN 587 viết)”       
Chúng ta lấy ngay thí dụ cụ thể điển hình:
Những cuộc biểu tình hiện nay ở Việt Nam đối với “cường quyền” Cộng Sản. Thì những cuộc biểu tình đó là đương thể hiện “OÁN” đấy!
Và chữ tôi viết “oán giận, kêu oan là để mở rộng hiểu thêm cái bao quát về “OÁN”!
Và mục đích các cuộc biểu tình như vậy, của người dân là đòi hỏi “cường quyền CS” phải giảm bớt, sửa đổi hay thay đổi … gì đó về đường lối, chính sách, quy định, quy chế…… đối với dân chúng, hay đối với đường hướng ngoại giao (chẳng hạn dân chúng biểu tình đòi hỏi “cường quyền” CS phải đòi lại Hoàng sa….). Có nghĩa các cuộc biểu tình (khả dĩ oán) ấy sẽ “tác động” làm cho “cường quyền” CS trong cách lãnh đạo ngày một tiến bộ ( càng sáng) hơn (đó là suy theo sự trông mong “hướng” thành công của biểu tình, không nói đến thất bại)!
Nghiệm một phần từ đó, rồi suy ngược lại đời nhà Chu, nên tôi mới dịch: “ Khả dĩ oán.:“có thể giúp người dân điều hướng chính quyền ngày càng sáng hơn”là tôi nghĩ Khổng Tử muốn diễn tả cái kết quả “tích cực” gặt hái “có thể” có được từ biểu hiện “OÁN” mà nên!
Thưa quý vị,
Cảm ơn quý vị đã bỏ thời gian để đọc một bài dài. Nhưng quả thật tôi vẫn còn chút khó hiểu. Mong quý vị nán lại chút xíu nữa để tôi được trình bày:
Số là bữa trước tôi nghĩ anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn” với sự hiểu biết và tính tình như thế, thì tên “Minh Di” có lẽ viết bằng chữ Hán là:
冥夷 (ngu dốt - mọi rợ).  Và tôi đã cẩn thận xem lại ở từ điển, để tránh bị viết chữ sai. Xong, tôi vẫn “bị” anh Minh Di “phán” là viết sai nữa rồi.
Tôi nghĩ mãi mới nghiệm ra, tôi sai là phải. Bởi anh Minh Di đã xác định có nhắm mắt viết cũng trúng!, là chắc hẳn chữ “Minh” phải là chữ Hán:
 (Minh): đt. Nhắm mắt – t. tối tăm, hôn ám.
 Rồi có “mắt” để  “nhắm mắt” , thì chắc hẳn chữ “Di” phải là chữ Hán:
 (Di): Dê đực đã thiến.
Vậy tên anh Minh Di viết bằng chữ Hán là:   , và nghĩa Việt là: Sự nhắm mắt của con dê thiến!
Thưa quý vị,  nhưng anh Minh Di, đặc biệt về lãnh vực Hán Văn” , chỉ viết âm Hán bằng chữ việt. Nên lại phải mất thì giờ dịch nghĩa sang chữ Hán âm Việt:
Minh Di( ): Bế mục yêm dương  (Bế là nhắm, Mục là mắt, Yêm là thiến, Dương là dê)!
Trân trọng,
BN 587